Các chợ đồ cũ Hà Nội không chỉ thu hút khách địa phương mà còn mang một sức hút mạnh mẽ đối với du khách đến Hà Nội. Với châm ngôn “cũ người, mới ta”, bạn sẽ tha hồ tìm thấy những món đồ chất lượng, có giá trị đặc biệt hoặc các vật lưu niệm vô giá. Cùng điểm qua những địa chỉ chợ đồ cũ ở Hà Nội ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Chợ đồ cũ Vạn Phúc
Chợ đồ cũ Vạn Phúc là một trong những khu chợ đồ cũ Hà Nội lâu đời và nổi tiếng tại địa phương. Khu chợ đồ cũ tụ tập tại những con hẻm nhỏ, nơi bạn có thể tìm thấy những chiếc ghế cũ, đèn dầu cổ điển và các đồ gia dụng lâu đời. Mỗi góc phố đều rộn ràng tiếng trò chuyện và lời mời mua của các tiểu thương, tạo nên bầu không khí sôi động của một thị trường mang nét cổ xưa.
Nơi đây bạn có thể tìm mua được rất nhiều thứ, từ các đồ dùng trong gia đình, đến trang sức, phụ kiện hay cả các thiết bị điện tử. Chợ đồ cũ Vạn Phúc còn là điểm đến tham quan ưa thiết của khách du lịch, đặc biệt là khách ngoại quốc tò mò về những đồ vật cũ xưa của Việt Nam.
Chợ trải rộng trên một diện tích đáng kể, rất dễ để tìm thấy. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương chia sẻ, khách hàng khi mua đồ tại chợ nên trả giá, phần lớn là đồ cũ nhưng được bán giá khá cao nhằm kiếm lời từ du khách, nên việc trả giá là cần thiết và được phép.
- Địa chỉ: 7 Kim Đồng, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Chợ đồ cũ Hà Nội – Tây Hồ
Chờ đồ cũ Tây Hồ nằm trong danh sách nhưng khu chợ đồ cũ Hà Nội có đa dạng mặt hàng và đáng để tham quan. Khu chợ đồ cũ này nằm ẩn mình dưới những tán cây bóng mát, với những hàng đồ gỗ nội thất cũ, các loại đồ mây, và đủ loại đồ dùng từ thời bao cấp đến nay. Mùi hương của gỗ cũ và những chiếc quạt đồng lâu năm truyền đi một cảm giác bình yên, dễ chịu giữa khói bụi và tiếng ồn ào của phố thị.
Ngoài ra, nơi đây còn là nơi tìm mua các thiết bị điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng quen thuộc của người dân bình dân Hà Thành. Vào các ngày thường, chợ đồ cũ này buôn bán lai rai, nhưng vào các dịp lễ hay Tết, lượng khách du lịch đổ về tham quan và mua những đồ vật lưu niệm trở nên đông đúc hơn hẳn.
- Địa chỉ: 612 Đ. Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
Xem thêm: Chủ tịch Vietjet bị điều tra vì hành vi gì, có thật không?
Chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám Hà Nội
Danh sách các chợ đồ cũ Hà Nội không thể thiếu cái tên khu chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám. Được biết, khu chợ này được một nhà thư pháp Việt Nam có tiếng thành lập, kêu gọi và khuyến khích người dân, cộng đồng những người thích buôn bán đồ cũ bày biện hàng hòa trên đất của ông ở ngõ Hoàng Hoa Thám. Kể từ đó, tại đây hình thành khu chợ đồ cũ và lấy tên của còn ngõ là chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám.
Không giống với các chợ khác, người bán hàng tại đây không phải tốn chi phí thuê mặt bằng. Hàng hóa cũ được bày bán đa dạng, từ các loại đồ gia dụng cũ, đến các linh kiện, phụ kiện, máy móc, gốm sử, bạn còn có thể tìm thấy xe hủ tiếu cũ, giá phơi đồ cũ ngay tại chợ này.
Chợ đồ cổ Hoàng Hoa Thám không đơn thuần là một khu chợ đồ cũ mà còn phản ánh đậm nét văn hóa giao thương của người dân Thủ Đô ngày xưa.
Địa chỉ: ngõ 456 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Kim Liên – Chợ đồ cũ Hà Nội
Bạn đến thăm thành phố Thủ Đô và đang tìm kiếm một nơi bán những vật phẩm lưu niệm, hay thậm chí là đồ đã qua sử dụng mang nét văn hóa Hà Nội thì tại các chợ đồ cũ Kim Liên sẽ giúp bạn trong việc này.
Tại chợ đồ cũ Hà Nội này có bán đa dạng các món đồ đã qua sử dụng, đồ cũ, đồ cổ. Từ giày dép, quần áo second hand đến các phụ kiện như vòng tay bằng đá, đồng hồ đeo tay cũ hay những bình gốm sứ không ai biết rõ ở niên đại nào.
Không chỉ bán các món đồ đã qua sử dụng, thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm, chợ đồ cũ Kim Liên còn là nơi lui tới thường xuyên của những người “sành đồ cổ”. Họ đến để “săn” những món đồ cổ có giá trị, sau đó bán lại kiếm lời hoặc trưng bày tại nhà làm của riêng rất độc đáo. Nếu đến thăm Hà Nội thì đừng quên ghé qua khu chợ độc đáo này để trải nghiệm.
Địa chỉ: Phố Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Trên đây là thông tin về các địa chỉ chợ đồ cũ Hà Nội được cập nhật bởi Hành Trình Du Lịch. Du khách có thể đến mua đồ, trao đổi hoặc tham quan sự độc đáo của các phiên chợ và khám phá văn hóa của con người nơi đây.