Rất nhiều tin đồn trong thời gian gần đây xoay quanh việc Vietjet vỡ nợ và gặp vấn đề về tài chính. Sau đại dịch năm 2021 càng làm cho nhiều người nghi hoặc về tin đồn này hơn. Vậy thực hư đằng sau là gì? Chúng ta cùng xem qua bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.
Vietjet vỡ nợ phải “quỵt” tiền thuê máy bay?
Trước khi xuất hiện tin đồn Vietjet vỡ nợ, hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam này đã vướng vào một lùm xùm được cho là liên quan đến việc tiền thuê máy bay. Cụ thể vào cuối năm 2021, một tổ chức chuyên cho thuê máy bay mà trong đó Vietjet Air thuê của họ 4 chiếc – FW Aviation (Holdings) 1, đơn vị này cáo buộc hãng hàng không này đã không thanh toán chi phí thuê 4 chiếc máy bay của họ theo đúng thời gian ghi trên hợp đồng. Đơn tố cáo được gửi lên tòa án Anh Quốc.
Cùng trong thông tin trên, tòa án Anh đã xét xử và thông qua việc đơn vị FW Aviation (Holdings) 1 được phép thu hồi lại những chiếc máy bay của họ và tòa án Anh sẽ là bên trực tiếp hỗ trợ việc này. Theo phán quyết của tòa án Anh, một vị giám đốc điều hành tại Vietjet Air đã viết thư trả lời và hứa sẽ hoàn trả 4 chiếc máy bay đã thuê theo đúng yêu cầu.
Tuy nhiên, một cổ đông của hãng hàng không Vietjet đã nộp đơn kiện việc thu hồi máy bay là không phù hợp lên cho tòa án Hà Nội. Điều này khiến việc thu hồi máy bay của phía FW Aviation (Holdings) 1 bị ngưng do tòa án phía Việt Nam ra quyết định. Sau sự việc khá rối trên, tin đồn Vietjet vỡ nợ liên tiếp xuất hiện, rằng hãng bay này đang lâm vào nợ nần và không thể giải quyết các vấn đề tranh chấp tài chính nhỏ.
Tiếp nối tin đồn trên, một số bài đăng trên một số trang thông tin điện tử khác tiếp tục rộ tin Vietjet bị kiện tại Singapore cùng liên quan đến 4 chiếc phi cơ chưa thể thu hồi. Lý do Vietjet bị tố cáo lần này cụ thể là “âm mưu ngăn cản việc thu hồi nhằm chiếm đoạt 4 chiếc phi cơ trị giá hơn 200 triệu USD”. Thông tin hiện chưa được xác thực nhưng kéo theo đó càng làm cho dư luận thêm nghi ngờ về việc Vietjet vỡ nợ.
Vietjet vỡ nợ phải vay tiền khắp nơi?
Tháng 11/2022, nhiều trang báo điện tử xuất hiện các bài đăng về việc hãng bay Vietjet Air nợ hàng chục ngàn tỷ đồng. Cụ thể trong một bài đăng có tiêu đề “Nợ phải trả của Vietjet Air tăng lên gần 50.000 tỷ đồng”, báo cáo tài chính của Vietjet trong năm 2022 được đề cập trong bài báo này. Theo đó, tổng tài sản của hãng Vietjet Air đạt 67.470 tỷ đồng cho đến ngày 30/09/2022, tài sản ngắn hạn được xác định trong đó là 40.400 tỷ đồng và 2.067 tỷ đồng là tiền mặt và các khoản có giá trị thanh khoản tương đương tiền.
Cũng theo báo cáo tài chính trên, nợ của Vietjet tăng thêm 44% lên tới 49.938 tỷ đồng, các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh khiến của khoản nợ này tăng nhanh chóng. Đến quý III năm 2022, với mức nợ khủng khiếp gần 50.000 tỷ đồng, các tin đồn Vietjet vỡ nợ bao trùm nhiều trang tin tức trên mạng. Tuy nhiên tổng kết báo cáo tài chính của năm 2022, Vietjet đã giảm mức nợ đáng kể và báo lỗ 2.171,3 tỷ đồng sau thuế, đây là lần đầu tiên mà hãng hàng không này báo lỗ kể từ khi niêm yết cổ phiếu.
Vietjet tiếp tục vướng vào tin đồn bị vỡ nợ khi mà thông tin hãng hàng không này đi vay tiền để chi trả cho các khoản tiền mua phi cơ mới. Tuy nhiên, đó thực sự là những tin không chính xác, Vietjet Air đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Carlyle của Mỹ, tổ chức này tại trợ gói vay trị giá 550 triệu USD cho Vietjet.
Carlyle Aviation Partner là một thành viên thuộc Tập đoàn Carlyle đã cam kết tài trợ cho hãng bay giá rẻ Việt Nam 25 tỷ USD cho gói cung cấp 200 chiếc máy bay B737 Max trong vòng 5 năm tới, 12 chiếc trong đó sẽ tới tay Vietjet Air trong năm 2024.
Tại sao có tin đồn Vietjet vỡ nợ?
Tin đồn Vietjet vỡ nợ xuất hiện khá nhiều được xác định là bắt nguồn từ những thông tin liên quan đến vấn đề tài chính của hãng bay này. Bên cạnh đó, các tin đồn còn có thể do các bên cạnh tranh không lành mạnh nhằm hạ thấp uy tín của Vietjet trong lòng khách hàng. Các thông tin trục trặc về tài chính hay dính đến kiện tụng của Vietjet vẫn chưa được xác minh bởi các kênh chính thống.
Một số báo điện tử không uy tín chưa nắm bắt rõ thông tin sự việc đã vội đăng tải, dắt mũi dư luận, tạo những thông tin giật gân để thu hút người xem. Nếu bạn là người quan tâm ngành hàng không và có cảnh giác trước các tin tức trên không gian mạng, có thể thấy tình hình kinh doanh của Vietjet Air không ngừng khởi sắc sau đại dịch và không hề có tin tức chính thống cho rằng Vietjet vỡ nợ.
Trên đây là những thông tin về tin đồn Vietjet vỡ nợ được tổng hợp tại Hành Trình Du Lịch, có thể thấy rằng Vietjet Air hiện vẫn đang là hãng hàng không tư nhân giá rẻ phát triển hàng đầu Việt Nam, đã và đang không ngừng cải thiện chất lượng cung cấp đến khách hàng. Thông tin Vietjet vỡ nợ sau đại dịch là hoàn toàn không có căn cứ và không có thực.